sua chua dien lanh

Chọn máy lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng

lua-chon-may-lanh-phu-hop-nhu-cau-su-dung

Để phục vụ cho mua nóng nhiều gia đình đã tự trang bị cho mình một chiếc máy lạnh. Tuy nhiên khi chuẩn bị mua một chiếc máy lạnh mới nhiều người không khỏi bâng khuâng nên lựa chọn máy lạnh như thế nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như vừa với túi tiền của mình, hơn nữa vừa tiết kiệm được điện năng. Và bài viết sau đây Sửa Điện Lạnh . Net tin rằng sẽ giúp ích cho quý khách rất nhiều trong việc lựa chọn mua máy lạnh.

Máy lạnh có hai loại:

1. Loại treo tường (2 cục): loại này có hai phần tách rời nhau làm thành hai bộ phận, bộ phận giàn lạnh được lắp đặt trong nhà bằng cách gắn trên tường. Bộ phận quạt và bloc máy được gắn bên ngoài nhà, hai bộ phận này thông nhau bằng một ống nhựa đặt xuyên qua một lỗ hồng nhỏ (vừa với tiết diện ống) trên tường Loại máy này thích hợp cho nhà ở, có hành lang bên ngoài (dùng để đặt bộ phận quạt và bloc máy).

2. Loại cửa sổ (1 cục): loại này là một khối máy đồng nhất, nghĩa là bộ phận quạt nằm luôn trong máy chứ không tách rời như loại máy treo tường. Loại này thích hợp cho nhà cao tầng. Để gắn máy này chỉ cần tạo một khung cứa sổ trên tường khi gắn máy, để bề mặt (giàn lạnh) quay vào trong phòng.

Nói chung, hai loại máy đều vận hành như nhau và mua máy nào thì tuỳ theo sở thích người tiêu dùng.

Để mua được một chiếc máy lạnh tốt, phải quan tâm đến những vấn đề sau:

Mỗi máy lạnh có một khả năng làm lạnh tương ứng, nghĩa là mỗi máy chỉ có khả năng làm lạnh cho một phòng thích hợp.

Khả năng làm lạnh được xác định bằng năng suất làm lạnh của nó, tức là lượng nhiệt của máy làm lạnh được trong một đơn vị thời gian.

Máy có trị số năng suất làm lạnh càng lớn thì có khả năng làm lạnh nhiều hơn.

Công suất điện càng lớn thì khả năng làm lạnh cũng lớn (chú ý công suất điện chỉ mức tiêu thụ điện của máy chứ không phải năng suất làm lạnh). Trên máy thường có ghi rõ công suất điện tiêu thụ. Do đó khi không có trị số chính xác năng suất làm lạnh của máy thì có thể căn cứ vào công suất điện để phỏng đoán. Thông thường các máy điều hoà nhiệt độ cỡ nhỏ năng suất lạnh khoáng 75% công suất điện của máy.

Máy lạnh không khí duy trì nhiệt đó trong phòng phù hợp với yêu cầu của phòng đó nên mục đích chính của máy là để phục vụ người, có thể duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng 20 đến 25oC (vào mùa hè). Tương ứng với nhiệt độ đó, kết hợp với độ ẩm thích hợp thì con người sẽ cảm thấy dễ chịu nhất.

>> Xem thêm: https://suadienlanh.net/huong-dan-dung-may-lanh-tiet-kiem-dien-va-tot-cho-suc-khoe/

Máy lạnh không khí dành cho việc bảo trì máy móc thì nhiệt độ chủ yếu phải đảm bảo chế độ không khí thích hợp cho loại máy móc hoặc thiết bị đó, và nhiệt độ được duy trì cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu này.

Để duy trì độ lạnh hoặc mát trong phòng, máy lạnh phải đủ khả năng khử sức nóng ở trong căn phòng. Sức nóng này có hai loại: sức nóng sinh ra ngay trong phòng như do người do bóng đèn, do máy móc v.v… và sức nóng xâm nhập từ ngoài vào, do nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ trong phòng.

a. Sức nóng phát sinh từ trong phòng: Thân thể người ta luôn luôn toả ra sức nóng xung quanh mình. Lượng sức nóng tỏa nhiều hay ít tuỳ thuộc vào cường độ lao động của người đó cường độ lao động càng cao thì lượng nhiệt toả ra càng lớn.

Ví dụ:

Trong phòng có 10 người công nhân cơ khí làm việc, đương nhiên lượng nhiệt toả ra phải nhiều gấp đôi nhiệt của 10 người làm việc văn phòng.
Ngoài lượng nhiệt toả ra từ cơ thể con người, máy móc cũng toả ra một lượng nhiệt đáng kể. Ví dụ: trong phòng làm việc của công nhân cơ khí (thợ hàn, thợ tiện, thợ nguội v.v…) thường bố trí các loại máy móc tương ứng với công việc làm của họ, hoặc trong phòng làm việc văn phòng, các loại động cơ điện như quạt, bóng đèn, các loại máy như máy vi tính, máy in, máy fax cũng đều toả ra một ưlượng nhiệt tương ứng.

b. Sức nóng từ bên ngoài vào: Một phòng có gắn máy điều hoà không khí, đương nhiên nhiệt độ trong phòng bao giờ cũng thấp hơn nhiệt độ bên ngoài. Do đó khi có sự chênh lệch về nhiệt độ như vậy thì có sự truyền nhiệt từ bên ngoài vào trong phòng. Lượng nhiệt truyền vào nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai môi trường Ví dụ: nhiệt độ bên ngoài là 35oc, bên trong phòng là 15oc thì lượng nhiệt bên ngoài sẽ truyền vào nhiều hơn, ngược lại nếu vách tường phòng càng dày hoặc tường có lớp cách nhiệt tốt thì nhiệt lượng truyền vào càng ít đi.

Ví dụ:

Truyền qua cửa sổ. Nếu cửa quay về hướng mặt trời thì lượng nhiệt truyền qua sẽ lớn hơn là cửa không quay về hướng mặt trời.
Truyền qua vách tường: Nếu tường càng dày và có lớp cách nhiệt thì lượng nhiệt truyền qua sẽ càng ít đi. Nhiệt còn có thể truyền qua cửa ra vào hoặc sàn nhà.

Như vậy, khi muốn tính toán lượng nhiệt truyền vào phòng, bạn phải tính được diện tích cửa (ra vào, cửa sổ), diện tích vách tường ngăn, diện tích sàn nhà và nên tính theo hướng, bề dày của vách… và từ đó suy ra số lượng nhiệt có thể truyền vào phòng.
Sau hết tổng cộng tất cả lượng nhiệt toả ra trong phòng lẫn lượng nhiệt từ bên ngoài truyền vào phòng. Đó là cơ sở để bạn chọn một máy điều hòa nhiệt độ thích hợp cho căn phòng của mình.

Bài viết liên quan
Website: Sửa Chữa Điện Lạnh
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012