- Bí quyết khử mùi hôi cho các mẹ
- Top những hư hỏng thường gặp của máy giặt
- Nguyên nhân máy giặt không cấp nước
Ngày nay, chiếc máy giặt đã trở nên thông dụng trong các gia đình hiện đại. So với nhiều đồ gia dụng khác. Khi dùng máy giặt ai ai cũng muốn sử dụng máy giặt sao cho bền và tốt nhất để không phải hư hỏng sửa chữa máy giặt tốn kém. Sau đây là những nguyên tắc cơ bản để sử dụng máy giặt được bền lâu và hiệu quả, người tiêu dùng nên “găm” cho mình những “mẹo” nhỏ sau đây:
Cách bảo quản máy giặt
Ngoài những cách bảo quản tương tự như các vật dụng điện thông thường, máy giặt cần một số “chăm sóc” đặc biệt khác.
Luôn đặt máy giặt ở nơi khô ráo. Nhiều gia đình bố trí máy giặt trong phòng tắm để thuận tiện cho việc xả nước . Tuy nhiên, môi trường ẩm thấp có thể làm cho chân máy giặt dễ bị gỉ sét và mục dần.
Tốt nhất, bạn nên dành một khu vực khô thoáng cho việc giặt giũ. Nếu không gian nhà hẹp, bạn có thể đặt máy trong phòng tắm và sắm một bộ khung chân máy giặt bằng Inox (khoảng 300.000 đồng).
Tránh để máy giặt “xì trét” vì quá tải. Nếu bạn nhồi nhét áo quần đến tận nắp, chẳng những không giặt sạch mà máy còn bị giảm tuổi thọ đáng kể.
Giữ máy luôn sạch sẽ: Chất cặn bám bên trong máy giặt sẽ làm bẩn quần áo. Vài tháng một lần, bạn cần tổng vệ sinh cho máy.
Chỉ cần mở máy ở chế độ giặt nhiều quần áo nhất, cho nước ấm vào và thêm 2 tách giấm trắng, lòng máy sẽ sạch bong như mới. Tránh dùng bàn chải chà, máy sẽ bị trầy và hỏng.
Mẹo sử dụng máy giặt hiệu quả
Máy giặt thường sử dụng nhiều điện năng, thông thường máy giặt có công suất trên 220W, thời gian sử dụng càng dài, điện càng tốn nhiều. Vì thế muốn sử dụng máy giặt đạt hiệu quả cần phải căn cứ vào số lượng quần áo để xác định thời gian sử dụng máy.
Nên giặt đúng trong lượng cho phép
Thông thường, sợi tổng hợp nên giặt trong 8 – 10 phút; hàng dệt bông, gai nên giặt trong 10 – 12 phút; nếu là loại quá bẩn thì nên giặt trong 15 – 20 phút. Sau khi đã vò giặt, thời gian xả, vắt chỉ cần 6 – 8 phút/ lần là được.
Khi giặt các loại quần áo có đính kim tuyến, đồ lót, nylon và sợi tổng hợp mỏng, nên sử dụng lưới giặt nylon để bảo vệ, lưới này có bán trên thị trường. Với đồ giặt bằng len, hoặc có xơ vải, cần lộn mặt trái ra ngoài.
Sử dụng lưới giặt nylon để bảo vệ quần áo mỏng
Quần áo bẩn nên đem ngâm trước. Nếu bùn đất bám quá nhiều, phải ngâm ít nhất là 20 phút để làm vợi bớt bẩn bám trên quần áo, sau đó mới cho vào máy để giặt. Làm như thế sẽ tiết kiệm được cả bột giặt, nước và điện.
Về tỷ lệ trọng lượng của nước giặt và quần áo đem giặt là 20:1 (VD: 1kg quần áo = 20kg nước), cũng có thể dùng nhiều nước lên một chút lúc xả quần áo trong máy. Một số máy giặt có chức năng tự động điều chỉnh lượng nước, tuy nhiên nếu cần thiết có thể tự chọn lượng nước thích hợp khi giặt.
Với máy giặt, nên dùng loại bột giặt dành cho máy giặt, ít bọt. Năng lực tẩy sạch của bột giặt không có liên quan gì tới số lượng nhiều ít của bọt. Loại bột giặt chất lượng cao, ít bọt nhưng năng lực tẩy sạch rất mạnh, khi xả lại tiện hơn, so với dùng bột giặt nhiều bọt tiết kiệm được 1 – 2 lần nước.
Tùy theo loại quần áo mà chọn chế độ giặt thích hợp. Các loại vải cao cấp như tơ lụa nên chọn chế độ giặt nhẹ; quần áo bình thường chọn chế độ vừa, chỉ có quần áo dày như Jean, kaki… mới dùng chế độ giặt mạnh. Muốn tiết kiệm điện, nước rút ngắn thời gian giặt và quần áo được giặt sạch, sau lần giặt đầu tiên nên lấy ra vắt cho hết nước bẩn đi rồi hãy giặt tiếp (vì ở các chế độ xả máy không tự vắt được, điều này làm các chất bẩn khó thoát ra hết bên ngoài).