sua chua dien lanh

Mách nhỏ cách dùng máy nước nóng an toàn

su-dung-may-nuoc-nong-an-toan

Vào mùa đông các gia đình có thói quen thường xuyên mở máy nước nóng cho hoạt động liên tục để lúc nào cũng có nguồn nước nóng sử dụng. Nhưng việc mở máy nước nóng 24/24 thì có tốt và an toàn không? Đó là những sai lầm người dùng hay mắc phải. Để tránh những nguy hiểm không an toàn khi sử dụng sản phẩm này. SUA DIEN LANH .NET chuyên sửa chữa máy nước nóng khuyên người tiêu dùng nên tham khảo bài viết sau đây để sử dụng máy nước nóng đúng đắn hợp lý hơn.

Với loại trực tiếp, nhất thiết phải nối đất cho thiết bị (điều này hay bị bỏ qua). Nếu không thì khi bị rò điện, trước khi mạch bảo vệ ngắt thì người dùng cũng bị dòng điện > 30 mA chạy qua người trong trạng thái toàn thân dẫn điện khá tốt do bị ướt à Sự việc xảy ra chắc không lường được. Cho nên các kỹ thuật lắp đặt nên lưu ý vấn đề này giùm cho gia chủ. Nhưng nếu các anh kỹ thuật lắp đặt có quên trong việc này thì gia chủ nhớ nhắc nhở dùm để tránh sự việc đáng tiếc xảy ra.

Loại gián tiếp thì đỡ hơn, sau khi đèn báo đã tắt (nước đã nóng đủ nhiệt độ mong muốn) Bạn có thể tắt công tắc rồi tắm cho chắc ăn.
Nếu trong nhà có trẻ em, chú ý không đặt nhiệt độ tối đa phòng trường hợp các cháu vô ý mở vòi bên phía nước nóng gây phỏng nặng, công tắc lắp đặt sao cho trên tầm với của trẻ.

Khi mua nên chọn nhãn hiệu uy tín, không ham rẻ mua đồ không rõ nơi xuất xứ. Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi mua

Tại sao trong bình nước nóng cần phải có thanh Magiê?

Bình chứa nước nóng được bảo vệ bằng biện pháp hoá học bằng thanh Magiê sẽ giúp tăng tuổi thọ sản phẩm.

Thanh Magiê dùng làm tác nhân hoá học để trung hoà nước, tiêu huỷ các hợp chất hoá học có trong nước hoặc sinh ra trong quá trình đun nóng. Do đó tránh được hiện tượng ăn mòn bình chứa. Thanh Magiê sẽ bị tiêu hao trong quá trình sử dụng. Định kỳ thay mới thanh Magiê thông thường là 2 năm. Nhưng trong điều kiện Việt nam, với kinh nghiêm của chúng tôi thì nên thay sớm do điều kiện nước cứng nhiều nên thanh Magiê nhanh hao hơn so với khuyến cáo của nhà sản xuất. Khi thay thanh Magiê nên kết hợp với việc súc rửa bình và vệ sinh bám trên thanh đốt.

Sử dụng bình nước nóng như thế nào cho đúng cách?

Nhiệt độ đun có thể điều chỉnh được bằng núm điều chỉnh nhiệt độ. Tuy nhiên, phải luôn nhớ rằng nước nóng trong bình không nhằm mục đích sử dụng trực tiếp mà phải pha với nước lạnh. Do đó trước khi sử dụng phải mở vòi nước lạnh trước thì mới mở vòi nước nóng cho đến khi nước đạt nhiệt độ mong muốn. Nếu nhu cầu sử dụng nước nóng thường xuyên, thì nên cung cấp điện liên tục cho bình. Bình sẽ tự động ngắt sau khi đun đến nhiệt độ yêu cầu và tái đun khi nhiệt độ nước giảm đi 50C – 80C.

Thông thường, các bình nóng lạnh an toàn vì có rơle tự ngắt. Tuy nhiên, nếu dây may so trong bình bị bong lớp cách điện hoặc vỏ bình bị rò điện, thì rất nguy hiểm cho người đang tắm. Vì thế bạn nhất định phải lắp dây mát (dây tiếp đất)

Những lưu ý khi sử dụng máy nước nóng

Trong thiết kế, vỏ bình nóng lạnh đã có một đầu dây để chờ tiếp đất (dây mát). Dây này có nhiệm vụ triệt tiêu dòng điện nếu chẳng may có hiện tượng rò. Tuy nhiên khi lắp, nhiều người thường ẩu bỏ qua công đoạn này hoặc để cho thợ lắp mà không kiểm tra lại. Khi sử dụng, nếu bình bị rò điện, trong lúc tắm nước bắn vào bình thì người tắm sẽ bị điện giật, rất nguy hiểm. Vì thế khi lắp bình, bạn cần đọc kỹ catalog hướng dẫn và nhờ người có chuyên môn kiểm tra lại dây tiếp đất.

Để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ bình và rò điện, khi mới lắp bình, nếu nước nhà bạn thường xuyên có cặn, vẩn đục hay nhiễm sắt, phèn, thì sau 1 tháng đầu tiên nên mở bình ra kiểm tra, thau hút cặn, súc rửa bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van. Nếu nước bình thường thì nên kiểm tra sau 2-3 tháng. Sau đó mật độ kiểm tra có thể giảm xuống, tuỳ theo chất lượng nước.

Để tiết kiệm, không nên bật bình 24/24, mà chỉ nên bật trước lúc tắm khoảng 10-15 phút. Nếu dung tích của bình lớn, thì có thể tắt bình trước khi người cuối cùng vào tắm.

Với loại bình chứa, điều quan trọng nhất là phải luôn luôn đầy nước, tránh tình trạng khi bật, bình không có nước gây hư hỏng bộ đốt.
Với loại bình trực tiếp, cần bảo trì định kỳ hằng tháng đầu vòi sen và rửa sạch lưới lọc nước.
Độ cao treo bình khoảng 2 m. Để tránh thất thoát nhiệt dọc theo đường ống, bình nóng lạnh phải để gần nơi sử dụng.

Bình công suất nào là phù hợp?

Trên thị trường có nhiều loại bình nóng lạnh, công suất và dung tích phù hợp với yêu cầu của người mua. Chẳng hạn, nếu gia đình bạn ít người thì nên chọn bình dung tích nhỏ (10, 15, 30 lít), công suất từ 1.500 W đến 2.500 W hoặc công suất lớn hơn 3.000-4.000 W. Còn có loại bình 50-150 lít, phù hợp cho gia đình nào có bồn tắm, đông người.
Về giá cả, cần chú ý là bình tráng men hay bằng các vật liệu khác rẻ hơn bình vỏ nhựa hoặc sơn tĩnh điện.

Bình chứa hay dùng trực tiếp?

Loại bình dùng trực tiếp chỉ đun nóng lượng nước vừa phải, giúp tiết kiệm điện. Loại này kích thước nhỏ gọn vì vậy có thể lắp ngay tại nơi sử dụng, không phải tốn chi phí cho đường ống và vòi trộn. Tuy nhiên, công suất của bình trực tiếp rất lớn, đòi hỏi nguồn điện sử dụng phải ổn định, đường điện phải an toàn.

Bình chứa có ưu điểm công suất nhỏ, có thể sử dụng ở những nơi điện áp không ổn định. Loại này cần có không gian thích hợp để lắp đặt và bảo trì, phải đun nước trước 30-60 phút để có lượng nước đủ theo yêu cầu. Nhiệt độ nước nóng khá cao, khoảng 80 độ C nên phải sử dụng vòi trộn, ống dẫn nước. Bù lại, tuổi thọ của bình chứa rất cao và chi phí sửa chữa thấp.

Cách sử dụng máy nước nóng an toàn

Người ta thường ví chiếc bình nóng lạnh trong nhà bạn là một chiếc ấm điện cỡ lớn bởi về cơ bản thì nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh không khác chiếc ấm điện là mấy. Cấu tạo của nó cũng bao gồm một thanh đun bằng điện cỡ lớn có hiệu suất cao và làm nóng nhanh hơn. Tất nhiên, bình có trang bị thêm nhiều thiết bị để có thể vận hành tốt và bảo vệ tự động theo chế độ cài đặt của người sử dụng.

Máy tắm nước nóng lạnh có bộ phận chứa nước thường được làm bằng nhôm dày, chịu được áp suất và áp lực cột nước lạnh cũng như hơi nước đã được đun nóng gây ra, được cách nhiệt xung quanh bằng bọt xốp Frolyurethane, còn bộ phận thanh điện trở có công suất 1,2 – 4 Kw tuỳ theo dung tích và kiểu bình.
Bộ phận ống dẫn nước lạnh vào và ống dẫn nước lạnh ra cao khoảng 0,8 thân bình, nhằm đảm bảo bình luôn đầy nước và thanh đun luôn ngập dưới nước, thanh cation còn gọi là thanh lọc nước hoặc thanh làm mềm nước để tránh cặn nước bám và tích tụ bên trong bình. Còn bộ phận van một chiều và van an toàn thường được chế tạo thành một khối, để tránh nước trong bình tăng do nhiệt độ nước trong bình tăng. Van an toàn dùng để xả hơi và nước trong trường hợp rơle nhiệt độ bị hỏng, thanh đun nước gây áp lực quá lớn trong bình, tránh cho bình khỏi bị nổ.
Rơ-le điều chỉnh nhiệt độ nước dùng để điều chỉnh nhiệt độ nước theo yêu cầu sử dụng, thường từ nhiệt độ môi trường đến khoảng 85 độ C. Cũng giống như rơle nhiệt độ ở bàn là, nồi cơm điện hay tủ lạnh, rơle nhiệt độ ở bình nóng lạnh cũng có tác dụng tự ngắt khi nhiệt độ đủ cao và ngược lại sẽ đóng điện cấp cho thanh đun nếu nhiệt độ quá thấp.
Vì bình nóng lạnh là loại dùng điện đun nước trực tiếp bằng thanh điện trở, nên rất dễ xảy ra sự cố điện giật chết người bởi người tiêu dùng thường tiếp xúc trực tiếp với nước khi tắm, rửa chân tay, bát đĩa.

Chống rò điện khi sử dụng máy nước nóng

Cũng giống như bất kỳ các loại thiết bị sử dụng lâu ngày bị hỏng hóc, thanh điện trở dùng lâu ngày cũng có thể xảy ra hiện tượng bị bám lớp cặn dày, nhiệt độ thanh tăng cao làm cát thạch anh bên trong giãn nở gây nứt vỡ vỏ thanh điện trở và rò điện ra nước.
Một nguyên nhân nữa có thể xảy ra là khi sử dụng lâu ngày, vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây thủng ống và rò điện ra nước khiến người tiêu dùng có thể bị giật khi sử dụng.

Trong thiết kế, vỏ bình nước nóng lạnh đã có một đầu dây để chờ tiếp đất (dây mát). Dây này có nhiệm vụ triệt tiêu dòng điện nếu chẳng may có hiện tượng rò. Tuy nhiên khi lắp, nhiều người thường ẩu bỏ qua công đoạn này hoặc để cho thợ lắp mà không kiểm tra lại. Khi sử dụng, nếu bình bị rò điện, trong lúc tắm nước bắn vào bình thì người tắm sẽ bị điện giật, rất nguy hiểm. Vì thế khi lắp bình, bạn cần đọc kỹ catalog hướng dẫn và nhờ người có chuyên môn kiểm tra lại dây tiếp đất.

Để tiết kiệm điện năng, không nên bật bình 24/24, mà chỉ nên bật trước lúc tắm khoảng 10-15 phút. Nếu dung tích của bình lớn, thì có thể tắt bình trước khi người cuối cùng vào tắm.

Bài viết liên quan
Website: Sửa Chữa Điện Lạnh
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012