- Cách thay ron cửa tủ lạnh Sharp không cần thợ
- Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng
- Khi không sử dụng có nên ngắt nguồn tủ lạnh
Quá trình lưu trữ thức ăn trong tủ lạnh có thể làm cho thức ăn bị hư hỏng, giảm đi chấtdinh dưỡng nếu không được bảo quản hợp lý . Vì vậy, thời gian bảo quản tốt nhất cho thức ăn luôn luôn được xác định và có một thời gian nhất định cho từng loại. Để biết thêm chi tiết các mẹ hãy cùng Sửa Điện Lạnh . Net chuyên sửa chữa tủ lạnh tại nhà khuyên các mẹ nên tham khảo bài viết dưới đây:
Bánh mì đông lạnh có thể giữ được một vài tháng trong ngăn đá, tuy nhiên từ 2-3 tuần, thực phẩm đã có thể thay đổi mùi vị và chất dinh dưỡng.
Thịt xay: Một miếng thịt luôn ẩn chứa vi khuẩn và chúng cần thời gian để có thể sản sinh cũng như phát tán. Quá trình nghiền, xay sẽ giúp các vi khuẩn thêm cơ hội có mặt nhanh hơn ở mọi ngóc ngách. Khi bạn lưu giữ thịt xay trong tủ lạnh, yếu tố về nhiệt độ và môi trường giúp vi khuẩn lây lan sang nguồn thực phẩm khác dễ dàng.
Đồ ăn nhẹ: Chất béo trong đồ ăn nhẹ sẽ bị oxy hóa sau khi mở gói, có thể sản sinh những chất gây hại cho sức khỏe, do đó, sau khi mở gói hãy dùng trong một thời gian nhất định.
Hàu: Sinh sống trong môi trường nước ô nhiễm sẽ tích tụ vi khuẩn bao quanh vỏ các loài sò, hàu…có thể trở thành tác nhân gây bệnh và truyền bệnh trong thời gian bạn cất giữ chúng trong tủ lạnh.
Thịt chế biến sẵn: như xúc xích, thịt hun khói cũng chỉ nên dùng trong khoảng thời gian từ 3-7 ngày, để lâu hơn có thể phát sinh vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
Gà tươi ướp lạnh: thường chỉ nên giữ 1-2 ngày trong tủ lạnh, nếu bạn không ăn hết hãy để thực phẩm này lên ngăn đá đông lạnh để giữ được lâu hơn.
Cà phê: Độ ẩm trong tủ lạnh là nguyên nhân chính hút mùi và hương vị thực phẩm, do đó, thay vì lưu trữ quá nhiều cà phê trong tủ lạnh, hãy giữ nó trong một hộp kín và để ở nơi khô mát.
Thức ăn thừa: để trong tủ lạnh 1 tuần có thể an toàn cho sức khỏe, tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng tủ lạnh đặt ở nhiệt độ dưới 35 độ C, và nên chú ý nếu có biểu hiện ôi thiu.
Cải mầm: Chất bảo vệ thực vật, hóa chất, vi khuẩn… có thể theo sự phát triển của hạt giống ẩn náu trong các cây mầm. Lưu giữ cây mầm trong tủ lạnh có thể giúp chúng tươi lâu hơn, tuy nhiên sẽ làm phát tán và lây lan vi khuẩn sang thực phẩm khác. Các cây mầm như giá đỗ nên được nấu chín và tránh ăn sống để giảm thiểu sự thâm nhập của vi khuẩn gây hại vào cơ thể.
Nước ép trá cây: Bảo quản nước ép trái cây lâu hơn sẽ làm giảm vitamin có trong nước ép do bị bốc hơi (vitamin C, E) hoặc bị phân hủy bởi ánh sáng (tiền chất vitamin A: beta carotene), làm nước ép bị oxy hóa (đổi màu) và ôi thiu do nhiễm vi sinh trong quá trình ép (đổi mùi vị).
Trứng: 5 tuần là thời gian tối đa cho việc lưu trữ trứng trong tủ, tuy nhiên tốt hơn cả, bạn chỉ nên ăn trứng để trong tủ lạnh từ 2-3 tuần.
Cà chua đóng hộp: Chỉ nên sử dụng trong một vài ngày, sau khi mở hộp nên đậy kín và dùng nhanh trong ngày.