- Cách sửa lò vi sóng liệt phím đơn giản
- Vệ sinh lò vi sóng với các mẹo đơn giản
- Lạm dụng lò vi sóng nhiều không tốt?
Trong quá trình sử dụng lò vi sóng có nhiều điều không tốt, các mẹ nên tránh để không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản thân hay hư hại đến lò vi sóng. Chuyên gia sửa chữa lò vi sóng tại nhà xin chia sẽ một vài điều cấm ký nên tránh khi sử dụng lò vi sóng.
Những điều không nên khi sử dụng lò vi sóng
1. Không nên đưa đồ nhựa thông thường vào lò vi sóng để gia nhiệt. Làm như vậy sẽ gây biến dạng đồ nhựa, mặt khác dùng đồ nhựa thông thường sẽ sinh ra các chất độc hại làm ô nhiễm thức ăn, có hại cho sức khỏe.
2. Tránh thao tác lâu trước lò vi sóng. Sau khi mở lò vi sóng, nên đứng cách xa ít nhất là 1 mét.
3. Không được đưa thịt gần chín vào gia nhiệt tiếp. Bởi lẽ thịt gần chín (thịt tái) vẫn còn vi khuẩn gây bệnh, cho dù có bảo quản trong tủ lạnh vi khuẩn vẫn sinh sôi, dẫu có gia nhiệt bằng lò vi sóng cũng không diệt hết được vi khuẩn. Vì vậy, thực phẩm đông lạnh cần đưa vào lò vi sóng rã đông trước, sau đó mới gia nhiệt nấu chín.
4. Tránh dùng túi ni-lông trực tiếp bao gói thực phẩm. Trong quá trình gia nhiệt, tốt nhất là không để túi ni-lông dính trực tiếp vào thực phẩm mà phải để thực phẩm vào bát sau đó bọc kín bằng túi ni-lông hoặc đậy bằng đồ thủy tinh hoặc sành sứ lên miệng bát. Làm như vậy sẽ giữ kín được hơi, khiến việc gia nhiệt tản đều. Trước khi lấy thức ăn ra hãy chọc rách màng ni-lông bảo quản để khỏi dính vào thức ăn.
5. Không nên quay, rán thức ăn trong lò vi sóng. Vì ở nhiệt độ cao, dầu mỡ bị bắn ra ngoài, dễ gây ra lửa. Trường hợp không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.
6. Thịt cá rã đông bằng lò vi sóng không được đưa lại vào tủ lạnh bảo quản. Vì trên thực tế khi rã đông trong lò vi sóng, lớp bên ngoài thực phẩm được gia nhiệt bằng nhiệt độ thấp, ở nhiệt độ này, vi khuẩn vẫn có thể phát triển. Nếu đưa lại vào tủ lạnh chỉ làm ngừng sự phát triển chứ không thể tiêu diệt được số vi khuẩn đó. Cách tốt nhất là làm chín thực phẩm đã rã dông rồi hãy đưa vào tủ lạnh. Với các loại thực phẩm gói giấy bạc, chỉ nên cho vào lò khi sử dụng chức năng nướng. Các dụng cụ chứa thực phẩm làm bằng nhựa thông thường cũng không an toàn với lò vi sóng, vì chúng có thể bị biến dạng, tan chảy, thậm chí sinh ra các chất độc hại làm ô nhiễm thức ăn, có hại cho sức khỏe.
7. Không được đặt lò vi sóng trong phòng ngủ, đồng thời phải chú ý giữ cho lưới tản nhiệt trên thành lò luôn thông thoáng, không để vật khác che lấp.
8. Thai nhi nên hạn chế sử dụng lò vi sóng. Những bức xạ có thẻ dẫn tới sự vô sinh, trẻ em bị suy dinh dưỡng, tổn hại với cấu trúc ADN, thậm chí gấy ra xảy thai. Vì thế khi mang thai bạn nên tránh sử dụng lò vi sóng đã quá cũ để tốt cho bạn và thai nhi.
9. Không nên đưa vào lò vi sóng những đồ đựng bằng kim loại như sắt, nhôm, dụng cụ inox, sắt tráng men, hoặc bát đĩa sứ có trang trí hoa văn kim loại vào lò vi sóng… vì khi gia nhiệt sẽ sinh ra tia lửa điện và gây phản xạ vi sóng, vừa gây hư hại cho lò vừa không nấu chín được thức ăn.
10. Không nên dùng đồ đựng đậy nắp kín để gia nhiệt thực phẩm lỏng như canh, sữa… mà phải để trong đồ đựng rộng miệng. Vì khi đun nấu, chất lỏng nóng lên, khiến áp suất bên trong và ngoài đồ đựng chênh lệch cao, dễ bị nứt vỡ. Ngay cả khi đun nấu thức ăn có hộp sẵn, trước tiên cần dùng kim hoặc đũa chọc thủng màng ngoài để tránh gây nứt vỡ hộp, thức ăn bắn ra làm bẩn thành lò.
11. Thời gian gia nhiệt không được quá lâu. Thực phẩm đưa vào lò vi sóng để gia nhiệt hoặc rã đông, nếu để quá hai tiếng không lấy ra thì nên bỏ đi, bởi nếu ăn vào có thể sẽ gây ngộ độc thực phẩm.
Mẹo kéo dài tuổi thọ lò vi sóng
Với những thức ăn có vỏ hoặc màng mỏng như trứng, khoai lang, sò, ốc… cần làm thủng một lỗ nhỏ trên bề mặt hoặc bóc vỏ, cắt nhỏ thực phẩm để tránh phát nổ vì khi nhiệt độ tăng, thể tích bên trong của thực phẩm cũng tăng theo. Những chất lỏng như sữa, cháo loãng… khi hâm lại bằng lò vi sóng cũng phải được để trong đồ hộp rộng miệng, mặt thoáng, chất lỏng thấp hơn thành đựng đồ để tránh nứt vỡ.
Với các loại thực phẩm đóng hộp, tốt nhất nên đổ ra bát, đĩa rồi mới hâm lại. Với những thực phẩm khô như thịt nguội, xúc xích, ngũ cốc khi chế biến bằng lò vi sóng, cần cho thêm một cốc nước trắng vào lò. Việc này sẽ hạn chế tình trạng ống magnetron (thiết bị tạo ra sóng viba – nhân tố làm chín thức ăn) bị hư hao.
Ngoài ra, nếu các bạn muốn lò vi sóng bền và an toàn, cần cắm thiết bị này vào một nguồn điện riêng, ổ cắm phải chắc chắn, tốt nhất là gắn cố định trên hốc tường. Tuyệt đối không để lò vi sóng dưới đất, những nơi có độ ẩm cao. Một vài người có thói quen để lò vi sóng gần bếp ga hoặc tủ lạnh. Điều này rất nguy hiểm vì khả năng xảy ra cháy nổ lò vi sóng, bình ga hoặc khí ga rất dễ bị nổ theo.