- Lạm dụng lò vi sóng nhiều không tốt?
- Những nguyên tắc để sử dụng lò vi sóng hiệu quả
- Hướng dẫn khắc phục vết cháy trên lò vi sóng
Nếu dùng lò vi sóng chắc hẳn các mẹ đã dùng qua nồi hấp dùng trong lò vi sóng? Đúng vậy, sản phẩm này giúp người dùng chế biến các món hấp nhanh chóng bằng lò vi sóng, tuy nhiên để sử dụng hợp lý và tốt nhất vật dụng này, các mẹ nên tham khảo bài viết bên dưới để có thêm kinh nghiệm. Hãy cùng chuyên gia sửa chữa lò ví sóng cùng tham khảo nhé.
Chi tiết sản phẩm:
- Có cấu tạo giống các nồi hấp kim loại thông thường, nồi hấp trong lò vi sóng gồm 3 phần: đế đựng, vỉ hấp, nắp đậy.
- Sản phẩm có kích thước 23×13 cm, nhỏ gọn và làm bằng nhựa PP nên an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng.
- Phần đế đựng rộng 22cm, cao 4cm. Hai tai nhựa gắn ở mép giúp người dễ dàng cất và lấy nồi trong lò vi sóng.
- Nồi hấp được cố định với đế đựng nhờ vành nhựa rộng 0,5cm viền quanh. Kích thước trong lòng nồi là 20,5×5 cm với nhiều đường thông hơi dài, giúp tản nhiệt đều, làm chín thức ăn nhanh.
- Nắp đậy làm bằng nhựa trong, có thiết kế lồi, giúp tăng diện tích chứa thức ăn trong nồi.
- Chính giữa nắp đậy có 2 hõm sâu, tạo điểm bám để mở nắp.
- Nút thoát hơi giúp nắp đậy không bị biến dạng khi sử dụng lâu trong lò vi sóng. Nút này có chốt xoay, dễ đóng mở theo nhu cầu sử dụng.
Cấu tạo của nồi hấp lò vi sóng
Có cấu tạo giống với các loại nồi hấp bằng kim loại thông thường nhưng loại nồi hấp chuyên biệt dùng cho lò vi sóng lại được làm bằng nhựa PP. Đây là chất loại nhựa an toàn cho người sử dụng.
Tuy nhiên, loại nồi này chỉ phù hợp để hâm nóng lại thức ăn hoặc chế biến các loại đồ ăn nhanh chín như bánh bao, rau.
Theo như khuyến cáo của các nhà khoa học, dù là nhựa tốt vẫn có thể bị biến dạng khi sử dụng quá lâu trong lò vi sóng nên các chị em không nên sử dụng nồi hấp lâu quả 3 phút mỗi lần. Trong trường hợp cần hấp lâu hơn, cứ 3 phút, chị em nên mở nắp đậy để hơi bay bớt rồi mới tiếp tục sử dụng.
Không chỉ dễ bị xước, nếu không kịp thời vệ sinh làm sạch, chất liệu nhựa PP cũng dễ bị bám bẩn, ngả màu nếu hấp các loại thức ăn có màu như xôi gấc.
Kích thước lòng nồi là 20,5 x 5cm, chỉ hấp được khoảng 1 đĩa xôi hoặc 6, 7 chiếc bánh bao chay có đường kính 4cm. So với các loại nồi hấp khác, kích thước của sản phẩm này khá nhỏ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể lý giải bởi nếu to hơn, sản phẩm sẽ khó có thể vừa với diện tích lòng lò vi sóng.
Khoảng cách giữa đáy đựng và nồi hấp là 3,5cm, thêm nữa các lỗ thoát hơi dài với mật độ dày cũng giúp hơi tản đều, nhanh chóng hâm nóng và làm chín được đồ ăn. Đối với 100g rau củ, chỉ cần khoảng 2- 3 phút, đối với 200g rau củ, thời gian làm chín cũng chỉ lên tới 4 hoặc 5 phút.
Một ưu điểm của lỗ thoát hơi dài là dễ cọ rửa và làm sạch hơn so với các lỗ thoát hơi tròn thông thường.
Tuy nhiên, phần đường tròn rộng 5cm ở chính giữa xửng hấp lại không có lỗ thông hơi nên có thể dẫn tới hiện tượng thức ăn nơi đây chín không đều và bị nát do hơi nước không có chỗ thoát. Do vậy, chị em nên chú ý đảo vị trí đồ ăn trong xửng để thức ăn được chín đều.
Kích thước của sản phẩm nhỏ gọn, khá đẹp với các cạnh nhựa được trau chuốt kĩ nên ngoài sử dụng để hấp đồ ăn, người dùng cũng có thể tận dụng nồi để đựng đồ ăn đã chín.
Những lưu ý khi sử dụng lò hấp cho lò vi sóng
- Nên để mực nước cách mặt nồi hấp khoảng 2cm.
- Dùng lót nồi để nhấc nồi khỏi lò vi sóng sau khi hấp.
- Không nên để sản phẩm trong lò vi sóng lâu quá 3 phút. Trong trường hợp cần sử dụng lâu hơn, cứ khoảng 3 phút lại mở nắp cho thoát bớt hơi rồi mới tiếp tục.
- Dàn đều thực phẩm trên mặt nồi để thức ăn chín đều.
- Mở lỗ thoát hơi để tránh biến dạng nắp đậy.